Hotline: 0936 35 28 38

vnen

logo

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG VIỆT NHẬT

Địa chỉ : Số 6 Ngõ 1 Đường Phùng Chí Kiên, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Số GPKD: 0102683570 - Ngày cấp: 18/03/2008 - Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. Hà Nội

Tel:  024 730 55889  -  Fax: 024 730 55889  -  Email: info@jvmb.com.vn

Trang chủ»Tin tức»GIẢI MÃ RƠ LE: THIẾT BỊ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

GIẢI MÃ RƠ LE: THIẾT BỊ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

Tìm Hiểu Về Rơ Le: Nguyên Lý Hoạt Động, Phân Loại Và Ứng Dụng

Chắc hẳn đối với các kỹ sư điện, tự động hóa thì khái niệm rơ le đã không còn xa lạ. Hiện nay những chiếc rơ le được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều bài toán và ứng dụng thực tế. Vậy chúng ta nên hiểu như thế nào về những chiếc rơ le?

1. Rơ le là gì?

Rơ le (relay) là một thiết bị chuyển mạch hoạt động bằng điện. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây rơ le sẽ tạo ra từ trường hút lõi sắt non và làm thay đổi công tắc tắt / mở điều khiển rơ le dòng điện. Dòng điện qua cuộn dây có thể được bật hoặc tắt, do đó, rơ le sẽ có hai vị trí chuyển đổi để hoạt động qua lại. Bản chất của rơ le là một nam châm điện, và hệ thống tiếp điểm công tắc áp dụng thiết kế mô-đun, rất dễ lắp đặt.

 2. Cấu tạo cơ bản của rơ le:

 Rơ le gồm các thành phần chính như nam châm điện, cần dẫn động, và các ngõ vào ra. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm điện trong rơ le, cơ chế này sẽ tạo ra lực từ, làm thay đổi trạng thái mạch từ thường đóng (NC) sang thường mở (NO). Để đảm bảo quá trình đóng ngắt nhanh chóng và ổn định, một lẫy lò xo thường được gắn vào thanh đổi mạch.

 

 

 Screenshot 2

3. Nguyên lý hoạt động của rơ le

 Khi dòng điện chạy qua mạch thứ nhất, cuộn dây của nam châm điện được kích hoạt, tạo ra một lực từ hút tiếp điểm trong mạch. Điều này làm kết nối mạch thứ hai được kích hoạt. Ngược lại, khi dòng điện ngừng cung cấp, lò xo kéo các tiếp điểm trở về vị trí ban đầu, ngắt kết nối mạch thứ hai.  

 - Rơ le thường mở (NO): Ở trạng thái bình thường, các tiếp điểm của mạch thứ hai không kết nối. Chỉ khi có dòng điện chạy qua cuộn dây nam châm, các tiếp điểm này mới đóng lại để dòng điện chạy qua.  

 - Rơ le thường đóng (NC): Ở trạng thái mặc định, các tiếp điểm của mạch thứ hai được kết nối, cho phép dòng điện đi qua. Khi nam châm điện được kích hoạt, tiếp điểm bị đẩy hoặc kéo, ngắt kết nối dòng điện.  

Screenshot 3

 

4. Phân loại rơ le

Trên thực tế tùy theo từng cách thức mà ta có thể phân loại những chiếc rơ le này. Có một số cách phân loại phổ biến như sau:

- Nguyên lí làm việc theo nhóm:

  • + Rơ le điện cơ, rơ le điện từ, rơ le điện từ phân cực, rơ le cảm ứng,…

  • + Rơ le nhiệt

  • + Rơ le từ

  • + Rơ le điện từ bán dẫn, vi mạch

  • + Rơ le số

- Theo nguyên lý tác động:

  • + Rơ le có tiếp điểm: Tác động lên mạch bằng cách đóng mở các tiếp điểm

  • + Rơ le không tiếp điểm, rơ le tĩnh: Tác động qua việc thay đổi đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển như điện trở, điện cảm, điện dung,…

- Theo cách mắc cơ cấu:

  • + Rơ le sơ cấp: Mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ

  • + Rơ le thứ cấp: Mắc vào mạch qua biến áp đo lường hay biến dòng điện

- Theo đặc tính tham số: rơ le dòng điện, rơ le công suất, rơ le tổng trở,…

- Theo giá trị, chiều các đại lượng đi vào rơ le: rơ le cực đại, cực tiểu, rơ le cực đại – cực tiểu, rơ le so lệch, rơ le định hướng,…

 5. Ứng dụng của rơ le

 

Screenshot 4

 

 

  • - Trong công nghiệp: điều khiển hệ thống tự động hóa, bảo vệ động cơ điện, hệ thống phân phối điện.

  • - Trong dân dụng: ứng dụng trong tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ và các thiết bị điện gia dụng.

- Trong giao thông vận tải: điều khiển tín hiệu đèn giao thông, hệ thống an toàn xe ô tô.

Kết luận

Rơ le không chỉ đơn thuần là một thiết bị đóng/ngắt mạch điện, mà còn là yếu tố cốt lõi trong việc đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho toàn bộ hệ thống điện.

Với kinh nghiệm và sự am hiểu sâu rộng, Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Việt Nhật tự hào mang đến những giải pháp về rơ le chất lượng cao, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng trong nhiều lĩnh vực.

Một số thương hiệu nổi bật như : Fuji Electric, Schneider, Omron, Siemens, ABB, Eaton, Panasonic, LS, CHINT,...

 

Nguồn: Tổng hợp

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG VIỆT NHẬT (JVMB)

Địa chỉ: Số 6, Ngõ 1 Đường Phùng Chí Kiên, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Tel:  024 730 55889  -  Fax: (+84-4)7.730.55889

Hotline : 0936 35 2838

Email: info@jvmb.com.vn


 

 

 

 

 

 

 

 

Đối Tác

hoda
Nissin31
YAMAHA
daikin
panasonic
Goshi  Thng Long
vap22

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG VIỆT NHẬT

logo

Địa chỉ: Số 6 Ngõ 1 Đường Phùng Chí Kiên, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Số GPKD: 0102683570 - Ngày cấp lần đầu: 18/03/2008 - Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội

Đăng ký thay đổi lần thứ 9: Ngày cấp: 13/09/2019, Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội

Tel: 024 730 55889 - Fax: 024 730 55889 - Email: info@jvmb.com.vn